Nấm da đầu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nấm da đầu là tình trạng do nấm men, nấm mốc,… tấn công và phá hủy bề mặt da đầu khiến da bị tổn thương và rụng tóc. Loại nấm này thường sống ở nơi ẩm ướt và ấm áp. Do đó, những người thường ra nhiều mồ hôi, có tiền sử vảy nến da đầu, viêm da dầu có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh cao. Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa nấm da đầu hiệu quả sẽ có trong nội dung bài viết sau.

Bệnh nấm da đầu
Nấm da đầu là tình trạng bề mặt da đầu bị nấm tấn công gây tổn thương, ngứa ngáy

Nấm da đầu là bệnh gì?

Nấm da đầu là một bệnh da liễu thường gặp, gây ngứa ngáy và rụng tóc. Sau một thời gian nhiễm bệnh sẽ có những vảy nhỏ bong tróc, ở khu vực nhiễm bệnh hình thành cảng mảng lớn màu trắng rất khó chịu và mất thẩm mỹ.

Trên da, bao gồm cả da đầu tồn tại rất nhiều loại nấm vô hại. Trong một số trường hợp, các loại nấm này có thể được cung cấp môi trường thuận lợi để phát triển và sinh sôi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm nấm. Nấm có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Tuy nhiên, nấm thường phổ biến ở móng tay, móng chân và trên da đầu.

Hậu quả của nấm da đầu

Nhiễm trùng nấm da đầu có thể cần một thời gian để chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh không có biện pháp khắc phục và điều trị hợp lý có thể dẫn đến tình trạng tích tụ vẩy da, tế bào chết. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên ngứa ngáy dẫn đến việc gãi, cào xước thường xuyên dẫn đến nhiễm trùng, còn có tên khoa học là Kerion.

Các biểu hiện cơ bản của Kerion bao gồm da đầu bị sưng phồng, chảy mủ màu vàng hoặc xanh nhạt, hình thành các vết nứt tạo điều kiện cho nấm chui vào da đầu, máu gây ra một số bệnh nguy hiểm khác, bao gồm cả ghẻ trên da đầu.

Ngoài ra, nấm da đầu kéo dài có thể dẫn đến việc hỏng hoặc suy yếu các nang tóc và gây rụng tóc. Điều này đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân suy tuyến giáp. Nấm da đầu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng hói đầu, nhiễm trùng da đầu, nhiễm trùng máu,… Do đó nếu nhận thấy dấu hiệu nấm da đầu, hãy thông báo cho bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.

Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu (phổ biến là nấm Candida hoặc Dermatophytes) thường phát triển ở nơi ẩm ướt và ấm áp. Do đó những người vệ sinh da đầu kém, không gội đầu thường xuyên hoặc thích thay đổi kiểu tóc có nguy cơ nhiễm nấm da đầu rất cao. Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ quan khác cũng có thể gây ra nấm da đầu bao gồm:

  • Bệnh lý trong cơ thể.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh trong một thời gian tương đối dài.
  • Làm việc hoặc sinh sống trong môi trường hóa chất độc hại.
  • Có vết thương hoặc trầy xước trên da đầu.
  • Dùng chung khăn, lược hoặc mũ với những người có tiền sử nấm da đầu.

Ngoài ra, đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm da đầu cao hơn người khác, bao gồm:

  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Bệnh tiểu đường
  • Tuyến giáp hoạt động kém
  • Mang thai
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, Corticosteroid hoặc thuốc ngừa thai
  • Nhỏ hơn 5 tuổi hoặc lớn trên 55 tuổi
  • Mắc các bệnh viêm da khác

Dấu hiệu bệnh nấm da đầu

Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm da đầu bao gồm:

  • Phát ban đỏ hoặc tím trên da đầu. Mẩn đỏ có thể phát triển thành mụn nhọt, chứa mủ vàng hoặc trắng.
  • Xuất hiện vảy trắng và có thể bong ra tương tự như gàu.
  • Da đầu mềm, ẩm và nhờn rít.
  • Nếu tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể bị loét da. Tình trạng này đôi khi dẫn đến đau đầu, sốt, sưng các hạch bạch huyết trên cổ.
Dấu hiệu bệnh nấm da đầu
Hình ảnh nấm da đầu nổi mụn, tóc bết rít

Cách phân biệt nấm da đầu – gàu – vảy nến

Nấm da đầu, gàu và vẩy nến thường có các triệu chứng tương đối giống nhau. Điều này sẽ gây khó khăn có công tác chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt các bệnh này qua một số đặc điểm như sau:

  • Nấm da đầu: Xuất hiện nhiều mụn nước, đỏ, đau đớn trên da đầu. Nấm khiến da đầu luôn luôn ẩm ướt, nhờn rít và khó chịu.
  • Gàu: Là hiện tượng rối loạn da đầu khiến da đóng vảy trắng, rời ra thành từng mảng và bám trên tóc, vải áo,… Gàu là tình trạng tế bào da đầu thay mới quá nhanh do đó không lây sang người khác, cũng không gây đau hoặc nổi mụn nhọt.
  • Vẩy nến da đầu: Là tình trạng mãn tính được gây ra bởi một số vấn đề về hệ thống miễn dịch. Vẩy nến gây ra tình trạng bong tróc da màu đỏ hoặc màu bạc, khiến da đầu khô, ngứa ngáy, có cảm giác nóng rát và có thể làm rụng tóc.

Nói chung, nấm da đầu khiến da đầu ẩm ướt và nhờn rít. Vẩy nến da đầu lại khiến da khô làm bong tróc da màu bạc và đỏ trong khi gàu chỉ làm bong vảy màu trắng, không gây đau và không lây nhiễm.

Vảy nến da đầu là bệnh viêm da mãn tính có tính chất tự miễn, dễ nhầm lẫn nhất với nấm da đầu và khó điều trị dứt điểm nếu không có giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, vảy nến rất dễ lây lan từ da đầu xuống mặt cổ và toàn thân ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, thẩm mỹ, sức khỏe người bệnh.

THAM KHẢO SẢN PHẨM TRỊ NẤM TẠI ĐÂY! 

Trả lời